top of page

Welcome to our Blog

  • Writer's pictureVFC

PV Tiến Sĩ Violeta Dutchak

Updated: Mar 1, 2018

Tôi sống tại thành phố Ivano-Frankivsk (miền Tây Ukraine). Tôi là một nhạc sĩ chuyên về đàn Bandura, đồng thời giảng dạy và nghiên cứu về đàn Bandura. Đối với tôi, nghệ thuật đàn Bandura vừa là bộ môn trình diễn nghệ thuật vừa là chuyên ngành nghiên cứu khoa học.

Mấy năm trước, qua sự giới thiệu của nhạc sĩ Kateryna Mironyuk, tôi nhận được một số nhạc phẩm của ông Lê Văn Khoa, một nhà soạn nhạc Việt Nam.


Tiến Sĩ Violeta Dutchak , Ukraine


Đó thật là một khám phá mới lạ, một cú sốc văn hóa. Từ trước tôi cứ ngỡ chỉ có âm nhạc Ukraine đặc biệt cho đàn Bandura mới thích hợp để trình diễn theo phong cách âm nhạc Tây Phương.


Nhiều bản nhạc Tây Phương đã được viết lại để trình tấu với đàn Bandura nhưng tỏ ra không thích hợp với nhạc cụ này. Vậy mà những bản nhạc của Lê Văn Khoa đã vượt qua được thử thách ấy và trở thành những bản nhạc bổ túc cho các nghiên cứu khoa học của tôi.


Cũng trong thời gian ấy, tôi đang thực hiện luận án và chuyên khảo về đề tài "Nghệ Thuật Đàn Bandura Trong Cộng Đồng Người Ukraine", đặc biệt là nghiên cứu về những nhạc sĩ sáng tác cho đàn Bandura sống tại hải ngoại.


Nghệ thuật của Lê Văn Khoa là sự kết hợp giữa âm nhạc Âu Châu và âm nhạc Đông Phương. Trước tiên, tôi rất kinh ngạc bởi cách sử dụng được sắc điệu rất riêng của đàn Bandura. Sắc điệu là một trong những đặc tính chủ yếu của nhạc cụ này bởi vì đàn khởi thủy là loại đàn 7 nốt, nó tạo nên những âm sắc đặc biệt cho âm nhạc Ukraine.

Sau này, khi chịu ảnh hưởng âm nhạc Tây Âu, đàn Bandura đã thay đổi sắc điệu một cách rõ rệt. Đàn Bandura ngày nay khác trước nhiều lắm, nó được cấu tạo để có thể trình diễn bất cứ bản nhạc nào bởi vì đã dùng thang 12 nốt (chromatic). Một mặt, nó tạo nên những hạn chế trong việc chơi những thang âm 7 nốt (diatonic), nhưng mặt khác lại mở rộng những cách chơi thang âm này hơn

Vậy mà ngũ cung (pentatonic) và những âm giai lạ lùng với chúng tôi lại được Lê Văn Khoa áp dụng vào trong những bản nhạc soạn cho đàn Bandura để trình tấu trong dàn nhạc giao hưởng.


Những bản nhạc ấy là bước đi tiên phong trong việc kết nối và giúp cho các nền văn hóa giao thoa với nhau. Ngày nay, người ta thường nói về việc "tổng hợp" các nền văn hóa. Nhưng trong luận án của tôi, tôi dùng chữ "hội tụ". Đó là sự thâm nhập sâu xa những yếu tố văn hóa đã kết hợp một cách tự nhiên từ trước.


Đối với tôi, những bản nhạc soạn cho đàn Bandura của Lê Văn Khoa quả là biểu tượng cho sự hội tụ này, cho sự kết hợp các quốc gia lại với nhau.

Đàn Bandura là một nhạc cụ độc đáo không chỉ riêng của người Ukraine, nhạc cụ này có nguồn gốc lịch sử lâu đời và bao gồm những tính chất của đàn Lute, đàn Zither và đàn Harp; nhờ vậy chúng tôi có thể dùng đàn Bandura để làm âm sắc thêm phần điệu đà. Tôi nghĩ, nhà soạn nhạc Lê Văn Khoa đã có ý tưởng ban đầu là làm cho âm sắc của đàn Bandura gần giống với một trong những nhạc cụ dân tộc của Việt Nam.


Nói chung, một nhạc khí nói lên tính cách văn hóa của một quốc gia, một dân tộc; đó là dụng cụ thể hiện cảm tình và một số những sở thích nội tâm.


Khi chúng tôi trình diễn những bản nhạc của soạn giả Việt Nam với đàn Bandura thì chúng tôi có cơ hội được hiểu biết và thông cảm với dân tộc Việt Nam.

***

Violeta Dutchak (Віолетта Дутчак )

Kiev 09.2016

Tiến Sĩ môn Nghệ Thuật, Tiến Sĩ môn Văn Chương, Giáo Sư Giám Đốc Phân Khoa Âm Nhạc và Nhạc Khí Dân Tộc Đại Học Quốc Gia Prykarpattya (Vasyl Stefanyk Precarpathian National University).



Ban nhạc đàn Bandura "Guardian" (Гердан)"



6 views

Comments


Commenting has been turned off.
bottom of page